Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý hiếm mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp là gì vẫn còn là thắc mắc của nhiều người trong chúng ta. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Cao huyết áp là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Một trong những cách để hạn chế xuất hiện biến chứng của bệnh là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người cao huyết áp có dùng đông trùng hạ thảo được không? Tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp và một số lưu ý là gì?
Thông tin về bệnh cao huyết áp
Trước khi cùng nhau giải đáp tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu trước về cao huyết áp đã nhé.
Cao huyết áp là bệnh mãn tính xảy ra khi xuất hiện một trong các hiện tượng huyết áp tâm thu > 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp thường là do di truyền. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến cao huyết áp như:
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo hay với tên gọi khác là trùng thảo hoặc hạ thảo đông trùng,… Đây là một dạng hợp sinh giữa nấm và sâu. Quá trình hình thành nên đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt.
Vào mùa đông, nấm Cordyceps sinensis sẽ ký sinh trên cơ thể của loài sâu non và hút hết chất dinh dưỡng của sâu non để sinh tồn. Đến mùa hè, chúng phát triển thành nấm dạng sợi và mọc lên mặt đất, trở thành một cây nấm trưởng thành. Đông trùng hạ thảo là tên gọi xuất phát từ việc mùa đông là sâu còn hè thì hóa thành nấm của nó.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp
Đông trùng hạ thảo được biết đến là loại thảo dược quý rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên đối với một số người mắc bệnh lý thì đông trùng hạ thảo có thực sự tốt không? Cùng tìm hiểu về tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp nhé!
Tăng cường sức khỏe
Nhờ vào hàm lượng vitamin A, vitamin C cùng selen giúp hỗ trợ khả năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại mà đông trùng hạ thảo có công dụng tăng cường sức khỏe.
Điều hòa đường huyết trong cơ thể
Bằng cách bắt chước hoạt động của insulin, đông trùng hạ thảo có thể giữ cho hàm lượng đường trong máu đạt mức cân bằng và khỏe mạnh. Một số nghiên cứu trên loài chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy đông trùng hạ thảo làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn mang lại hiệu quả đối với người nghiện rượu – một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao. Đông trùng hạ thảo giúp giảm cảm giác thèm rượu và mất ham muốn với rượu sau 46 giờ kể từ khi sử dụng đông trùng hạ thảo.
Tăng cường chức năng thận
Đông trùng hạ thảo có khả năng làm tăng nồng độ 17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid giúp tăng cường chức năng thận. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn giúp bảo vệ thận như chống lại suy mãn tính, tác dụng trị liệu đối với thương thận, đảo ngược ảnh hưởng bệnh viêm cầu thận ở trên mô hình động vật,… Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo còn giúp làm giảm huyết áp và protein trong nước tiểu.
Cải thiện tình trạng tim mạch
Đông trùng hạ thảo chứa một lượng Adenosine vô cùng quý hiếm, có chức năng tăng lượng oxy trong máu, điều hòa nhịp tim, khắc phục hiện tượng loạn nhịp hoặc chậm nhịp tim. Ngoài ra, Adenosine còn có chức năng ức chế sự ngưng tập trung tiểu cầu, có khả năng trị bệnh máu đông ở người lớn tuổi. Nhờ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có chứa các hoạt chất như D-mannitol, cordycepin, polysaccharide,… giúp giãn nở cơ tim và mạch máu não, tăng cường tuần hoàn máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đông trùng hạ thảo rất tốt cho người cao huyết áp, đây được xem là bài thuốc quý trong y học cổ truyền giúp phòng và điều trị bệnh cao huyết áp một cách hiệu quả.
Một số lưu ý khi người cao huyết áp dùng đông trùng hạ thảo
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp thường là ăn trực tiếp hoặc pha trà hoặc chế biến thành thức ăn.
- Đối với cách ăn trực tiếp: Chúng ta ngâm từ 3 – 5 sợi đông trùng hạ thảo vào nước ấm khoảng 60 độ C. Sau 3 phút, khi đông trùng hạ thảo mềm thì có thể nhai trực tiếp.
- Đối với chế biến thành thức ăn: Chúng ta có thể chế biến dưới dạng hầm gà, hầm chim câu cùng các vị thuốc khác như hoài sơn, kỷ tử, long nhãn,… Đối với chế biến thức ăn, chúng ta có thể sử dụng từ 6-10 sợi đông trùng hạ thảo.
- Đối với pha trà: Chúng ta sử dụng 3-5 sợi đông trùng hạ thảo hòa chung với 500ml nước ấm khoảng 60 độ C. Ngoài ra, có thể kết hợp chung với táo đỏ (5g) hoặc kỷ tử (5g).
Người bệnh cao huyết áp cần chú ý những điều sau:
- Không nên sử dụng đông trùng hạ thảo ngâm trong rượu vì có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu.
- Liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo là khác nhau, nó phụ thuộc vào loại đông trùng hạ thảo mà người bệnh sử dụng. Chính vì vậy, để đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh và không gây ra những biến chứng đối với bệnh cao huyết áp, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Đông trùng hạ thảo không phải là thuốc chữa bệnh cao huyết áp, vì vậy, bên cạnh sử dụng đông trùng hạ thảo như một phương pháp hỗ trợ bệnh thì người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như luyện tập sức khỏe để điều trị bệnh.
- Đối với những ai sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi gửi đến bạn về tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp và một số lưu ý. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu về đông trùng hạ thảo, tác dụng của chúng đối với sức khỏe người cao huyết áp cũng như cách sử dụng đông trùng hạ thảo hợp lý với người bệnh.
Nguồn tham khảo tổng hợp.